Tâm kinh

Giới thiệu cái gì với các bạn đây? Về cuốn sách mười bài nói này? Về Osho, người nói ra chúng? Hay về những người mà Osho đề cập tới họ: các bạn bè và đệ tử tụ hội quanh người và dồn dập nêu câu hỏi với người – những câu hỏi về sống và chết, về dốt nát và phật tính, về sợ hãi và sự tự do? Hay, lại nữa, có thể bạn được kéo về cuộc hành hương tới những bậc thầy vĩ đại của quá khứ, Phật Gautama, và về những đệ tử tới với ông ấy với bất định của riêng mình từ hai nghìn năm trăm năm trước đây?

Osho và Phật đều là những người đã chứng ngộ – những người đã đạt tới không gian thuần khiết ấy mà, như chúng ta vẫn được bảo cho biết, chính là thực tại nền tảng của chúng ta. Đệ tử của họ thuộc đủ mọi cấp bậc tâm thức và tất cả đều bước đi trong cuộc sống; giáo huấn của họ, nhận biết đơn giản.

Tuy thế mà vẫn còn nhiều hơn điều này. Cuốn sách này – Osho nói về phông nền của Tâm Kinh của Phật – là một lời mời để mở hội cái không thuần khiết của bản thể bên trong nhất của bạn, phật tính tinh tuý của bạn. Đôi khi khôi hài, đôi khi xúc động, bao giờ cũng khúc chiết, Osho đưa chúng ta trực tiếp tới việc kinh nghiệm tính chủ thể cốt yếu đó.

Osho và Phật cả hai đều đề cập tới cái không. Các đệ tử của Osho cũng làm như vậy, với câu hỏi của mình, khi họ đi vào thăm dò sợ hãi và hi vọng thầm kín nhất của mình, và Osho, bao giờ cũng không thể nào dự kiến trước được, làm tan tác tất cả các vấn đề của họ, đưa họ ra chỗ rộng mở, nơi họ có thể nhảy múa về chúng. Phật đề cập tới cái không trong những lời thơ súc tích khó hiểu, còn Osho khôi hài gỡ rối trong ngôn ngữ của thế giới hiện đại. Nhẹ nhàng, ông ấy hướng dẫn chúng ta qua những lời giáo huấn huyền bí của Phật và biến đổi chúng thành trí huệ lung linh của cuộc sống thường ngày.

Gốc rễ mọi rắc rối của chúng ta, các thầy nói, là ở dốt nát về sự kiện cơ bản của cái đơn độc của chúng ta. Chúng ta có thể làm mình phân tán không cảm thấy rằng một cái gì đó đang bị mất đi theo cả nghìn cách thức. Chúng ta không thể ngồi tĩnh lặng, chúng ta không thể nào đơn độc, chúng ta sợ tìm thấy bên trong mình những giấc mơ không thành, những vết thương không lành, nhưng thay đổi khủng khiếp phải được thực hiện nếu chúng ta đối diện với chân lí. Như các đệ tử trong sự hiện diện của thầy, phần lớn chúng ta tìm thời gian và nơi chốn để sống trong mơ hay đánh mất chúng, để chữa lành những vết thương, để tạo ra những thay đổi tốt nhất mà chúng ta có thể làm được. Trong âm nhạc và nhảy múa, trong chuyển động và tĩnh lặng, trong tình yêu và nhận biết, chúng ta dần dần học cách đánh mất mình, để tìm ra chính mình.

Tất cả những tâm trạng của khám phá này đều ở đây, trong cuốn sách này, nơi Osho tiếp lời với Phật để gợi nên một thoáng nhìn về chân lí, để tạo ra khao khát lớn lao, để chỉ ra con đường.

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *